Khoản 1, Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Khoản 1, Khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định cụ thể tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, người nào có hành vi xâm phạm tài sản người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định nêu trên. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường.
Bên cạnh đó, Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Làm gì khi người gây tai nạn không chịu bồi thường?
Chồng tôi đang đi ô tô đúng làn đường của mình thì thấy có xe máy đi ngược chiều loạng choạng nên dừng hẳn xe, tấp vào đường.
">
Con gây thiệt hại, cha mẹ có trách nhiệm bồi thường
Ngôi sao người Pháp không giấu giếm tham vọng gia nhập Los Blancos để làm học trò Zidane. Mùa này, Pogba cũng chưa thể hiện được nhiều vì lý do chấn thương.
Về phần Bale, anh đang hưởng mức lương 650.000 bảng/tuần trước thuế. Nếu cập bến Old Trafford, Bale sẽ phải giảm lương nhưng chữ ký trên sẽ càng đánh bóng MU trên mặt trận thương mại.
Vàng sản xuất tại làng Thủy Bối được bày bán trên toàn thế giới. Huang Haiyun, giám đốc nhà máy chế tác đồ trang sức chia sẻ: “Để đưa ra sản phẩm cuối cùng, chúng tôi phải trải qua hàng chục công đoạn kiểm tra. Doanh nghiệp cũng đáp ứng cả những dịch vụ độc quyền, sản xuất đồ trang sức theo thiết kế của khách hàng và gửi đi vào ngày hôm sau”.
Giai đoạn từ 2005 đến 2012 là thời kỳ đỉnh cao trong công việc kinh doanh của Thủy Bối. Du khách từ khắp nơi đổ về để mua vàng và đồ trang sức. Giá thuê mặt bằng cửa hàng tối thiểu 29.000 USD/tháng và rất khó để tìm được chỗ trống.
Thủy Bối nắm giữ danh hiệu “làng trang sức số 1” trong gần 3 thập kỷ, cho tới khi kinh tế toàn cầu đi xuống và người dân phải cắt giảm chi tiêu. Chế tác trang sức là ngành công nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng. Khoảng 30% cửa hàng nữ trang tại Thủy Bối đã đóng cửa kể từ cuối năm 2014, China Daily đưa tin.
Tình hình trở nên khó khăn hơn khi chính phủ Trung Quốc liên tục đưa ra các chiến dịch chống tham nhũng. Theo đó, quan chức không được phép nhận các món đồ trang sức đắt tiền. Zheng Wenhong, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà thiết kế trang sức Thâm Quyến cho biết: “Những năm trước, đồ trang sức thường được mua làm quà tặng quan chức. Giờ đây, hoạt động đó biến mất dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh của Thủy Bối”.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đồ trang sức đang trải qua giai đoạn đổi mới. 80% thị trường nằm trong tay của 10 thương hiệu lớn. Đứng trước sức ép, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thủy Bối cũng dần biến mất. Ngôi làng hiện chỉ là nơi trưng bày đồ trang sức chứ không còn cho phép du khách tận mắt chứng kiến quy trình chế tác vàng bạc như trước.
Trước những khó khăn đó, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để làng Thủy Bối thoát khỏi cảnh suy tàn. Theo Nanfang Daily, hàng năm chính phủ chi hàng chục triệu nhân dân tệ để thúc đẩy kinh tế địa phương và thu hút du khách đến với “làng trang sức”. “Thách thức chỉ là tạm thời và sẽ không thể làm tổn thương quá nhiều đến Thủy Bối. Bằng danh tiếng được xây dựng trong nhiều năm qua, tôi tin Thủy Bối sẽ sớm nhìn thấy một bình minh mới”, ông Zheng chia sẻ.
Theo China Daily
">
Ngôi làng 'vàng bạc châu báu' nhiều nhất Trung Quốc một thời